Trong thời đại hiện nay, máy bơm nước đã trở thành một công cụ không thể thiếu, hỗ trợ đắc lực trong việc giải quyết nhiều nhu cầu sinh hoạt và công việc khác nhau. Sự đa dạng trong nhu cầu sử dụng đã tạo ra một thị trường máy bơm phong phú, với mỗi loại máy bơm có cấu tạo, thông số kỹ thuật và mục đích sử dụng riêng biệt. Dưới đây chúng tôi đề xuất cho bạn 5 dòng bơm được sử dụng phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam để bạn có thêm thông tin cần thiết.
1. Bơm chìm nước thải
Bơm chìm nước thải là loại máy bơm chuyên dùng được đặt chìm trong nước để xử lý các loại nước thải có tạp chất như nước thải công nghiệp, bơm nước thải sinh hoạt. Thiết bị còn được ứng dụng để bơm nước hố móng tại các công trình xây dựng, bơm thủy điện,…
Cấu tạo của máy bơm chìm nước thải gồm các bộ phận chính sau: động cơ, bánh công tác, cảm biến nhiệt, ổ trục,…
Ưu điểm:
- Sử dụng được nhiều mục đích, môi trường khác nhau. Đặc biệt, có nhiều dòng bơm nước thải có thể đặt cạn.
- Dễ dàng sử dụng và điều khiển.
- Máy bơm chìm nước thải có tuổi thọ cao, có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không lo cháy nổ.
- Máy bơm có khả năng tự mồi
- Thiết bị hoạt động êm ái, không gây ra tiếng ồn lớn.
Nhược điểm:
- Giá thành cao so với đa số dòng bơm khác.
- Cần bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên.
2. Bơm hỏa tiễn giếng khoan
Bơm hỏa tiễn hay có tên gọi khác là bơm chìm giếng khoan, đây cũng chính là 1 dòng bơm tõm có khả năng thả chìm trong nước. Thiết bị được sử dụng để bơm nước và chất lỏng từ các giếng khoan, lỗ khoan sâu trong các lĩnh vực canh tác, khai khoáng, cấp nước…
Bơm hỏa tiễn có hình trụ dài, gồm nhiều tầng cánh quạt giúp tạo ra áp lực cao để đẩy nước lên cao. Bơm cấu tạo gồm những bộ phận chính như: động cơ nằm ở phần dưới của bơm, cánh bơm gồm nhiều tầng quạt, thân bơm được làm bằng thép không gỉ hoặc gang, cáp điện, ống xả,…
Ưu điểm:
- Bơm hỏa tiễn có thể bơm nước từ những nơi có độ sâu lớn lên tới 100m.
- Có khả năng hoạt động liên tục hiệu quả, ít xảy ra sự cố.
- Dễ dàng sử dụng và kiểm soát bằng tủ điện.
- Bơm tản nhiệt tốt nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Nhược điểm:
- Bơm đặt chìm sâu dưới lòng đất nên cần kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.
- Ứng dụng của bơm chìm giếng khoan còn hạn chế.
- Khi lắp đặt và sửa chữa cần yêu cầu kỹ thuật cao.
3. Bơm ly tâm
Bơm ly tâm là 1 dòng máy bơm công nghiệp thủy lực cánh dẫn, thiết bị hoạt động trên nguyên lý của lực ly tâm để tạo ra áp suất và đẩy chất lỏng từ vị trí thấp lên vị trí cao hơn. Dòng bơm này được ứng dụng vào những trường hợp yêu cầu lưu lượng nước lớn như phòng làm lạnh, PCCC, bơm tưới tiêu và bơm hóa chất…
Cấu tạo của bơm ly tâm bao gồm một cánh quạt hoặc cánh khuấy được gắn trên trục quay, các bộ phận dẫn hướng vào và hướng ra như ống hút và ống đẩy.
Ưu điểm:
- Có ưu điểm vượt trội là công suất rất lớn nên được ứng dụng rộng rãi.
- Cấu tạo đơn giản, dễ dàng lắp đặt và sử dụng.
- Giá thành của bơm ly tâm rẻ hơn nhiều loại bơm khác.
- Độ an toàn cao khi hoạt động, ít phải sửa chữa trong quá trình vận hành.
Nhược điểm:
- Hiệu suất thấp khi vòng quay nhỏ.
- Không có khả năng tự hút, trước khi vận hành phải tiến hành mồi bơm.
4. Bơm tăng áp
Bơm tăng áp (bơm áp lực) là dòng bơm được sử dụng cho các mục đích tăng áp lực nước lưu thông, làm cho nước sử dụng được mạnh hơn và nhiều hơn. Máy bơm tăng áp thường là loại tự động giúp người dùng sử dụng được chủ động hơn.
Bơm tăng áp được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là thân bơm và bình áp lực. Ngoài ra còn 1 số bộ phận khác như công tắc áp lực, cửa hút, cửa xả, chân đế và dây điện.
Ưu điểm:
- Đáp ứng nhu cầu tăng và giữ ổn định áp suất trong hệ thống cấp nước.
- Có thể lắp đặt trực tiếp với đường ống nước.
- Bơm tăng áp có thể sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau.
- Kích thước bơm nhỏ gọn, độ ồn thấp và vận hành dễ dàng.
Nhược điểm:
- Giá thành tương đối cao.
- Tiêu thụ nhiều điện năng do công suất hoạt động lớn.
- Ít sự lựa chọn về mẫu mã.
5. Bơm chân không
Máy bơm nước chân không là loại bơm dân dụng có thể bơm được cả nước và không khí.
Máy bơm nước chân không là một thiết bị nhỏ gọn được sử dụng để bơm nước và không khí. Nó có khả năng tạo ra áp suất âm ở mức độ nhất định, giúp hút nước và không khí mà vẫn duy trì hoạt động liên tục. Thường được áp dụng để bơm nước sạch hoặc các chất lỏng tương tự không ăn mòn hoặc quá đặc.
Các bộ phận của bơm chân không gồm: động cơ, buồng bơm chứa cánh bơm, trục bơm bằng inox,….
Ưu điểm:
- Dễ dàng trong quá trình lắp đặt, bơm không yêu cầu về độ kín khí.
- Có thể hút sâu với lưu lượng lớn.
- Chỉ cần mồi trong lần sử dụng đầu tiên.
- Có khả năng hoạt động liên tục 24h.
- Giá cả trung bình phù hợp cho nhiều đối tượng.
Nhược điểm:
- Ứng dụng còn hạn chế, chỉ có thể bơm nước sạch hoặc bơm các chất lỏng tương tự không có chất ăn mòn.
- Máy chỉ sử dụng được với những công việc có quy mô nhỏ.
- Máy bơm tạo tiếng ồn lớn khi hoạt động nên có thể gây khó chịu cho người sử dụng.
Trên đây là 5 dòng bơm được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Hy vọng rằng từ những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp cho bạn lựa chọn được dòng bơm phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu có nhu cầu sử dụng các dòng bơm trên vui lòng liên hệ qua hotline 0911 483 286 – 0969 623 286 để được tư vấn cụ thể.