Máy bơm là một thiết bị quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp cũng như đời sống hàng ngày, đảm bảo dòng chảy của các chất lỏng luôn được duy trì ổn định. Tuy nhiên, một trong những bộ phận ít được chú ý nhưng đóng vai trò không kém phần quan trọng chính là phớt máy bơm. Đây là bộ phận giúp ngăn chặn rò rỉ chất lỏng từ máy bơm, bảo vệ các thành phần bên trong khỏi hư hại và đảm bảo tuổi thọ cũng như hiệu suất của máy. Vậy, phớt máy bơm là gì? Chúng hoạt động ra sao và làm sao để bảo dưỡng chúng đúng cách? Hãy tìm hiểu về phớt máy bơm nước qua bài viết dưới đây nhé!
Phớt máy bơm là gì?
Phớt máy bơm (Mechanical seal) là một thành phần quan trọng trong máy bơm, có nhiệm vụ ngăn chặn sự rò rỉ của chất lỏng hoặc khí từ trục bơm ra ngoài.
Phớt bơm được sử dụng trong các loại máy bơm công nghiệp và dân dụng như máy nén khí, động cơ điện, máy khuấy chìm và các loại máy có trục quay cần làm kín khác. Có nhiều loại phớt khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của từng loại máy bơm.
Các loại phớt bơm
Phớt máy bơm có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, như: thương hiệu sản xuất, vật liệu cấu thành và theo ứng dụng. Dưới đây là các loại phớt máy bơm phổ biến:
2.1 Phân loại theo hãng sản xuất
- Phớt bơm Ebara
- Phớt của máy bơm chìm Pentax
- Phớt máy bơm nước Panasonic
- Phớt bơm Grundfos
- Phớt máy bơm công nghiệp Tsurumi
- Phớt máy bơm Hanil
- Phớt máy bơm nước Teral
2.2 Phân loại theo vật liệu cấu thành
- Phớt kim loại: Được làm từ các vật liệu như thép không gỉ, titanium, hoặc hợp kim chịu nhiệt. Loại phớt này có khả năng chịu áp suất và nhiệt độ cao, thích hợp với các chất lỏng ăn mòn hoặc có tính chất đặc biệt. Đặc biệt được sử dụng trong các dòng bơm chìm nước thải chất lượng cao.
- Phớt cao su: Được làm từ cao su chịu dầu, cao su nitrile (NBR), hoặc cao su fluor (Viton). Thường được sử dụng trong các ứng dụng có yêu cầu trung bình về áp suất và nhiệt độ.
- Phớt carbon và gốm: Sử dụng các vật liệu như carbon, silicon carbide hoặc gốm sứ, thường được sử dụng trong môi trường có hóa chất hoặc nhiệt độ rất cao.
2.3 Phân loại theo ứng dụng
- Phớt máy bơm gia đình: Thường yêu cầu phớt đơn giản như phớt cơ khí hoặc phớt môi. Các vật liệu chủ yếu là cao su và kim loại.
- Phớt máy bơm nước công nghiệp: Các loại phớt này thường được làm từ vật liệu chống ăn mòn như silicon carbide hoặc carbon. Phớt đôi (double seal) thường được ưu tiên do yêu cầu khắt khe về ngăn chặn rò rỉ.
- Phớt cho máy bơm dầu: Phớt dùng cho môi trường dầu thường là phớt cơ khí làm từ vật liệu chịu nhiệt và chịu dầu như Viton, với khả năng chống rò rỉ tốt trong môi trường áp suất và nhiệt độ cao.
- Phớt cho máy bơm bùn hoặc chất rắn: Thường sử dụng phớt cơ khí có độ bền cao, chịu được ma sát và mài mòn từ các hạt chất rắn trong môi trường.
Cấu tạo phớt máy bơm nước
Cấu tạo cơ bản của phớt máy bơm bao gồm các thành phần sau:
- Phần quay (rotary): Gắn trên trục và quay cùng với trục máy bơm.
- Phần tĩnh (seat): Được lắp cố định trong buồng bơm.
- Phần lò xo (spring): Được gắn vào phần quay, có chức năng tạo lực đẩy hoặc nén, giúp giữ phần quay áp sát vào phần tĩnh với lực nén ổn định. Lò xo ngăn chất lỏng bên trong bơm rò rỉ ra ngoài trong quá trình máy bơm hoạt động.
- Vòng đệm cao su (o-ring): Đảm nhiệm chức năng làm kín giữa phần tĩnh và trục của phần quay.
Tác dụng của phớt máy bơm
- Ngăn chặn sự rò rỉ: Phớt máy bơm giúp ngăn ngừa sự rò rỉ của nước hoặc chất lỏng khác ra ngoài qua trục bơm. Điều này đảm bảo rằng chất lỏng luôn được giữ trong hệ thống máy bơm tõm và tăng hiệu quả làm việc.
- Bảo vệ các bộ phận bên trong máy bơm: Phớt giúp ngăn chặn chất lỏng tiếp xúc với các bộ phận chuyển động của máy bơm như trục và vòng bi, từ đó giảm thiểu sự ăn mòn và mài mòn, giúp kéo dài tuổi thọ của các bộ phận này.
- Duy trì áp suất ổn định: Phớt bơm giúp duy trì áp suất bên trong máy bơm bằng cách giữ kín các khớp nối và trục quay. Việc duy trì áp suất ổn định rất quan trọng để máy bơm hoạt động hiệu quả, đảm bảo khả năng đẩy nước hoặc chất lỏng theo yêu cầu.
- Giảm chi phí bảo trì và sửa chữa: Nhờ khả năng ngăn chặn rò rỉ và bảo vệ các bộ phận bên trong máy bơm, phớt giúp giảm thiểu tần suất bảo trì và sửa chữa. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và giảm thời gian máy bơm bị gián đoạn trong quá trình sử dụng.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng: Trong trường hợp máy bơm các chất lỏng nguy hiểm như hóa chất hoặc nước thải, phớt đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa rò rỉ, bảo vệ môi trường và an toàn cho người vận hành.
Các lỗi thường gặp của phớt máy bơm
Phớt máy bơm có thể gặp phải một số lỗi phổ biến trong quá trình vận hành. Những lỗi này thường dẫn đến rò rỉ, giảm hiệu suất của máy bơm chìm hoặc thậm chí hỏng hóc. Dưới đây là một số lỗi thường gặp của phớt máy bơm:
- Lò xo bị mất lực nén: Lò xo bị mài mòn, ăn mòn do môi trường làm việc hoặc do quá nhiệt. Điều này làm mất lực ép giữa phớt tĩnh và phớt động.
- Hư hỏng vòng đệm cao su: Đệm cao su bị hư hỏng do nhiệt độ quá cao, tiếp xúc với hóa chất ăn mòn, hoặc do lắp đặt sai cách. Biện pháp thay thế đệm cao su bằng loại chịu nhiệt hoặc chịu hóa chất tốt hơn nếu điều kiện làm việc yêu cầu.
- Lắp đặt không đúng cách: Phớt bị lắp sai, không đúng kỹ thuật hoặc không đảm bảo độ chính xác trong quá trình lắp đặt. Điều này khiến cho bơm rò rỉ ngay sau khi lắp đặt, phớt nhanh chóng bị mài mòn hoặc hỏng hóc.
- Chọn sai phớt bơm: Chọn sai loại phớt sẽ khiến việc lắp đặt và vận hành bơm không được trơn tru, khiến tuổi thọ của phớt giảm và tăng nguy cơ rò rỉ nước vào động cơ. Việc vận hành liên tục thời gian dài cũng khiến phớt bơm không cùng loại cũng làm tăng khả năng cong vênh, của phớt
- Mòn bề mặt phớt: Do ma sát liên tục giữa bề mặt phớt động và phớt tĩnh, đặc biệt khi không được bôi trơn đúng cách hoặc chất lỏng bơm có chứa hạt rắn. Dấu hiệu nhận biết là phớt bơm bị rò rỉ, giảm khả năng làm kín, dẫn đến thất thoát chất lỏng.
Hướng dẫn thay phớt máy bơm nước
Chuẩn bị: Cờ lê, mỏ lết, kìm, vít, hộp đựng, phớt mới,…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tháo rời phần thân máy và guồng bơm, sau đó gỡ phớt ra và vệ sinh sạch sẽ vị trí đặt phớt.
- Bước 2: Kiểm tra độ lệch trục và độ nhám của vị trí đặt phớt.
- Bước 3: Thoa đều chất bôi trơn vào trục, O-ring, và hốc của phần tĩnh để hỗ trợ việc lắp đặt.
- Bước 4: Lắp phớt vào vị trí và điều chỉnh cho chính xác. Khi lắp, cần cẩn thận để tránh làm vỡ hoặc trầy xước bề mặt phớt. Lưu ý kiểm tra độ đàn hồi và độ căng của lò xo phớt; nếu không đủ, có thể lắp thêm long đen để tăng độ nén.
- Bước 5: Vệ sinh kỹ các bộ phận khác như gioăng chống nước và trục bơm, sau đó lắp lại.
- Bước 6: Sau khi lắp hoàn chỉnh, quay nhẹ trục bơm bằng tay. Nếu không có tiếng va chạm cơ khí, nghĩa là máy đã lắp đúng cách.
Trên đây là những thông tin về phớt máy bơm, hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết. Để biết thêm thông tin về các dòng máy bơm chìm, thanh lý máy bơm nước cũ, vui lòng truy cập Website https://maybomchimnhapkhau.net/ hoặc liên hệ qua Hotline 0969 623 286 – 0911 483 286 để được tư vấn cụ thể.